Bệnh đau dạ dày là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

Đau dạ dày là bệnh lý tiêu hóa phổ biến ảnh hưởng tới sức khỏe, chế độ ăn uống cũng như cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Ở nước ta hàng năm có hàng ngàn người mắc bệnh đau dạ dày. Đau dạ dày có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết, thủng dạ dày, ung thư dạ dày,… Vậy bạn đã biết dấu hiệu đau dạ dày đang báo hiệu, bệnh đau dạ dày là gì? Nguyên nhân và cách điều trị.

Bệnh đau dạ dày là gì? 

Bệnh đau dạ dày còn gọi là bệnh đau bao tử, là hiện tượng niêm mạc dạ dày bị tổn thương do các yếu tố tác động, viêm loét dẫn tới các cơn đau âm ỉ, nhiều lúc dữ dội, nhất là về đêm và rạng sáng.

Người bệnh thường đau dạ dày bên nào? Đây là câu hỏi phổ biến của nhiều người. Theo trưởng khoa Khám bệnh của Bệnh viện Y học cổ truyền, người đau dạ dày thường đau 3 vị trí:

  • Đau vùng thượng vị (Vùng bụng trên rốn)
  • Đau vùng bụng giữa
  • Đau vùng bụng phía trên bên trái

Đau dạ dày ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. 90% người bệnh cảm thấy cuộc sống, sinh hoạt, sức khỏe bị tác động. Một số biến chứng của đau dạ dày như:

  • Viêm dạ dày mãn tính
  • Thủng, loét dạ dày
  • Xuất huyết dạ dày
  • Hẹp môn vị
  • Ung thư dạ dày

Dấu hiệu đau dạ dày người bệnh cần lưu ý 

Triệu chứng đau dạ dày có thể coi là khá rõ rệt so với nhiều bệnh lý tiêu hóa khác. Tuy nhiên, các cơn dạ dày vẫn có thể khiến người bệnh nhầm lẫn với một số bệnh lý khác. Những cơn đau bụng âm ỉ, có khi quặn thắt được coi là triệu chứng điển hình.

Đau vùng thượng vị 

Đau thượng vị là dấu hiệu điển hình ở bệnh nhân đau dạ dày. Người bệnh có các cơn đau âm ỉ, tức bụng, đau rát nóng vùng bụng trên rốn.

Ở vùng thượng vị hầu như không có các cơn đau dữ dội. Phần bụng đau có thể kéo dài từ vùng bụng trên rốn lên trên phần ngực, lan sang cả sau lưng. Trong khoảng 2 tuần đầu khi xuất hiện bệnh người bệnh sẽ xuất hiện các cơn đau này, các cơn đau sẽ tiếp tục tái lại. Vào đêm, sáng hoặc thời điểm thời tiết giao mùa, các cơn đau sẽ xuất hiện và đau hơn.

  • Người đau dạ dày tá tràng thường xuất hiện các cơn đau bụng vùng thượng vị khi ăn cơm hoặc có tính chu kỳ
  • Viêm loét dạ dày tá tràng cũng thường có tính chu kỳ
  • Bệnh ung thư dạ dày thường có các cơn đau kéo dài liên miên, không có tính chu kỳ
  • Đối với người bị loét tá tràng, các cơn đau sẽ xuất hiện khi đói
  • Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày khi ăn sẽ cảm thấy đau thượng vị, khi đói sẽ không đau.

Chán ăn, kém ăn

Đau dạ dày ảnh hưởng tới tiêu hóa của người bệnh nhiều nhất bởi dạ dày bị tổn thương, viêm loét. Bệnh nhân đau dạ dày thường có biểu hiện kém ăn, chán ăn, ăn kém ngon. Khi dạ dày bị tổn thương, người bệnh sẽ tiêu hóa chậm hơn, có các dấu hiệu chướng bụng, đầy bụng, tức bụng.

Khi ăn xong, người bệnh sẽ có cảm giác đau thượng vị, sau đó cơn đau lan lên xương ức, gây buồn nôn.

Ợ hơi, ợ chua 

Thức ăn khi đi vào dạ dày của người bệnh đau dạ dày không được tiêu hóa kịp sẽ lên men dẫn tới ợ hơi, ợ chua, chướng bụng. Bệnh nhân không chỉ bị ợ hơi, ợ chua mà còn kèm theo các cơn đau thượng vị.

Ợ hơi, ợ chua khi thức ăn bị đẩy lên họng gây cảm giác đắng, chua, khó chịu. Người bệnh đau ở phần ức mũi, xương ức.

Buồn nôn 

Người bệnh đau dạ dày sẽ bị viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày. Người bệnh sẽ có biểu hiện buồn nôn, nôn nhiều, dẫn tới nhiều hậu quả như rách niêm mạc thực quản.

Người bệnh nôn quá nhiều sẽ dễ tới tình trạng mất nước, điện giải trong dịch dạ dày. Nghiêm trọng hơn người bệnh sẽ bị hạ huyết áp, truỵ tim, sút cân, thiếu máu,…

Chảy máu tiêu hóa 

Hiện tượng chảy máu tiêu hóa là hiện tượng máu chảy ra khỏi thành mạch, đi vào lòng ống tiêu hóa. Đây là triệu chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Nếu người bệnh bị triệu chứng này cần được cấp cứu ngay tới cơ sở y tế để điều trị.

Người bệnh chảy máu tiêu hóa sẽ xảy ra các biểu hiện: Nôn ra máu tươi, máu đen, phân có lẫn máu màu đỏ tươi hoặc đen. Bệnh nhân sẽ bị hoa mắt, choáng váng, huyết áp hạ.

Chảy máu tiêu hóa còn là dấu hiệu báo hiệu bạn có thể mắc các chứng viêm dạ dày cấp, loét dạ dày tá tràng, tĩnh mạch thực quản bị vỡ,… Nghiêm trọng hơn, có thể đau dạ dày đã tiến triển thành ung thư dạ dày.

Dấu hiệu này vô cùng nghiêm trọng, nếu người bệnh không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy hiểm tính mạng.

Giảm cân 

Việc chán ăn, mất ngủ, mệt mỏi khiến cơ thể người bệnh bị kiệt quệ, giảm cân nhanh chóng, suy sụp cơ thể.

Tùy theo từng triệu chứng của bệnh mà người ta có thể chia thành các dạng của đau dạ dày:

  • Viêm dạ dày HP: Tên bệnh cũng chính là nguyên nhân gây bệnh. Vi khuẩn HP gây ra chứng viêm dạ dày HP. Người bệnh có biểu hiện nóng rát thượng vị, buồn nôn sáng sớm, nôn ra máu.
  • Viêm dạ dày ruột: Ruột và niêm mạc dạ dày bị viêm dẫn tới nhiễm trùng. Người bệnh có thể bị tiêu chảy, đi ngoài kèm máu, chất nhầy, đau đầu, sốt.
  • Đau dạ dày cấp: Niêm mạc dạ dày và tá tràng bị loét. Vùng xương ức bị đau dữ dội, xuất huyết dạ dày.
  • Trào ngược dạ dày: Tình trạng acid dạ dày bị dư thừa, gây ra triệu chứng ợ hơi, ợ chua, đắng miệng, tức ngực, viêm họng

Nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày 

Theo khảo sát, một số nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày:

  • 85% do vi khuẩn tấn công
  • 80% do stress
  • 35% do tác dụng phụ của kháng sinh
  • 40% do uống rượu bia, hút thuốc lá,…

Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Những thói quen sinh hoạt thất thường, ăn uống không đúng giờ, ăn nhiều đồ cay nóng, bỏ bữa, nhai không kỹ, ăn nhiều chua có thể gây ra căn bệnh đau dạ dày. Dạ dày cũng như bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể, cần được bảo vệ, nuôi dưỡng hằng ngày. Nếu liên tục có những thói quen ăn uống không khoa học, không điều độ có thể gây ra đau dạ dày.

Vi khuẩn HP

Đau dạ dày do nhiễm khuẩn HP xảy ra ở 70% bệnh nhân đau dạ dày. Vi khuẩn này trú ngụ ở trong đồ ăn, thức uống, tấn công và gây viêm loét dạ dày.

Thuốc lá 

Không chỉ có hại cho phổi, thuốc lá còn gây ảnh hưởng xấu tới dạ dày. Thuốc lá chứa chất nicotin sẽ thúc đẩy bài tiết của acid clohydric và pepsin. Các acid này sẽ làm mòn niêm mạc dạ dày, ức chế tổng hợp các chất trong quá trình bảo vệ, hồi phục niêm mạc dạ dày. Người dùng thuốc lá cũng có tỷ lệ mắc đau dạ dày cao hơn các đối tượng khác.

Sử dụng rượu bia 

Rượu bia là các chất kích thích vô cùng có hại cho sức khỏe, đặc biệt là dạ dày. Rượu bia chứa nhiều cồn khi tấn công vào dạ dày khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương, viêm loét, chảy máu dạ dày, thậm chí gây thủng dạ dày nếu không điều trị nhanh chóng.

Căng thẳng, stress kéo dài 

Người thường xuyên bị căng thẳng, stress, áp lực trong công việc cũng dễ tổn thương tới dạ dày, gây đau dạ dày. Nhu động ruột dạ dày khi bị căng thẳng dễ bị kích động, dạ dày co thắt, khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm cửa hàng
Gọi trực tiếp
Chat Facebook
Chat Zalo